Hệ thống quản lý năng lượng tích hợp ISO 50001:2018 tiêu chuẩn quốc tế ở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Abstract
Năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình sản xuất và vận hành của Nhà máy lọc dầu. Việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả đã góp phần tiết giảm chi phí vận hành tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nên vấn đề quản lý năng lượng đã được BSR quan tâm từ rất sớm thông qua việc thành lập Hội đồng quản lý năng lượng và tổn thất, ban hành Sổ tay quản lý năng lượng làm cơ sở để đề xuất, đánh giá các giải pháp tối ưu hóa năng lượng, hợp tác với Tổ chức tư vấn Solomon Association đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy; hợp tác Shell Global, KBC và KOIKA đánh giá tình hình sử dụng và đề xuất các giải pháp tối ưu hóa năng lượng.
BSR đã triển khai nhiều giải pháp tối ưu hóa năng lượng nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của Nhà máy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, BSR gặp rất nhiều thách thức như đảm bảo vận hành tuyệt đối an toàn, tiết kiệm năng lượng song song với giải quyết các vấn đề kỹ thuật, cải hoán hệ thống hiện hữu với vốn đầu tư lớn, tác động của giá dầu thô đến thời gian thu hồi vốn của các dự án tối ưu hóa năng lượng,... Do đó, để đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, BSR cần xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành quản lý năng lượng mang tính toàn cầu, được công bố lần đầu tiên vào năm 2011 và trở thành nền tảng cung cấp hệ thống quản lý năng lượng một cách toàn diện. Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 đã được BSR lựa chọn và hướng tới xây dựng để quản lý hệ thống năng lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Vào ngày 29/11/2017, Hệ thống quản lý năng lượng của BSR chính thức được công nhận phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 do Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế Vương quốc Anh BSI công nhận.
Nhằm làm tinh gọn các hoạt động triển khai thực hiện quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO, không có các hoạt động chồng chéo và nhân đôi, giảm thiểu khối lượng tài liệu phát sinh, phối hợp tốt hơn cho các hoạt động và nguồn lực, thông tin được hệ thống hóa để xem xét hiệu quả hơn… của các hệ thống quản lý sẵn có trong Công ty như Hệ thống quản lý Chất lượng ISO 9001, Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001, Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001; BSR tiếp tục xây dựng và tích hợp Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 vào Hệ thống quản lý QHSE hiện hữu của BSR.
Hàng năm BSR sẽ thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý năng lượng 2 lần/năm để kiểm tra sự phù hợp/tuân thủ các yêu cầu của Hệ thống và tiếp nhận sự đánh giá giám sát định kỳ của Tổ chức chứng nhận BSI 1 lần/1 năm nhằm đảm bảo xây dựng đầy đủ, duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và có đánh giá khách quan việc thực hiện các yếu tố hình thành nên Hệ thống.
Năm 2018, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã nâng cấp tiêu chuẩn ISO 50001 từ phiên bản 2011 lên phiên bản 2018. Để đáp ứng tích hợp/đồng bộ với các hệ thống quản lý khác đã được nâng cấp như quản lý chất lượng, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp… của Công ty cũng như việc quản lý hệ thống năng lượng được chi tiết, sát sao hơn và cải tiến hệ thống liên tục. Tháng 12/2020, BSR đã phối hợp với đơn vị tư vấn BSI thực hiện sự xây dựng chuyển đổi Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 phiên bản 2018.
Ngày 28/5/2021, Hệ thống quản lý năng lượng của BSR chính thức được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001:2018. So với phiên bản cũ, tiêu chuẩn ISO 50001:2018 yêu cầu BSR phải hoàn thiện việc đánh giá/xác định những rủi ro và cơ hội, dự báo những kết quả không mong muốn có thể xảy ra, phân tích các nguyên nhân gây ra các rủi ro để từ đó bổ sung những biện pháp kiểm soát mới bên cạnh những biện pháp đã có cũng như phát hiện những cơ hội có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Ngoài ra, các quy trình quản lý/Hướng dẫn thực hiện được chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như Quy trình hoạch định năng lượng; Hướng dẫn giảm xả thải ra hệ thống đuốc đốt; Hướng dẫn xác lập, giám sát và tối ưu các biến năng lượng… Các giải pháp tối ưu hóa năng lượng liên tục được nghiên cứu, rà soát và bổ sung vào danh mục thực hiện. Tình trạng sử dụng năng lượng của Nhà máy luôn được giám sát chặt chẽ, được phân tích, đánh giá để đề xuất các biện pháp thực hiện tối ưu và cải thiện các chỉ số năng lượng.
Việc áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 đã giúp BSR cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng của Nhà máy, chỉ số EII giảm từ 118% năm 2014 xuống còn khoảng 103-104% như hiện nay. Từ năm 2015 đến tháng 6/2021, BSR đã triển khai thành công hơn 50 giải pháp tối ưu hóa năng lượng, tiết kiệm cho Nhà máy hàng trăm tỷ đồng/năm. Trong đó, một số giải pháp tiêu biểu như: Tối ưu hóa vận hành hệ thống làm mát bằng nước biển - tiết kiệm khoảng 23 tỷ đồng/năm; Tối ưu tiêu thụ khí nén/khí điều khiển - tiết kiệm khoảng 25 tỷ đồng/năm; Thay đổi chế độ vận hành từ điều khiển van lưu lượng khí đầu vào (IGV mode) sang điều khiển tốc độ tuabin tại thiết bị C-1501/ST-1501 - tiết kiệm khoảng 40 tỷ đồng/năm; Thay đổi công suất máy nén C-1202 94%/50% - tiết kiệm khoảng 20 tỷ đồng/năm…
References
1. The Author assigns all copyright in and to the article (the Work) to the Petrovietnam Journal, including the right to publish, republish, transmit, sell and distribute the Work in whole or in part in electronic and print editions of the Journal, in all media of expression now known or later developed.
2. By this assignment of copyright to the Petrovietnam Journal, reproduction, posting, transmission, distribution or other use of the Work in whole or in part in any medium by the Author requires a full citation to the Journal, suitable in form and content as follows: title of article, authors’ names, journal title, volume, issue, year, copyright owner as specified in the Journal, DOI number. Links to the final article published on the website of the Journal are encouraged.